Có giấy phép hoạt động
 
 

Để bảo vệ con cái khỏi nguy hiểm rình rập phụ huynh phải dạy con 10 điều này

20/11/2017

Để bảo vệ con cái khỏi những nguy hiểm rình rập, dưới đây là 10 điều mọi bậc phụ huynh cần lưu ý hướng dẫn để bảo vệ cho sự an toàn của các con:

Trước khi con có thể độc lập trưởng thành, bạn nên thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn cho bé. Làm thế nào để dạy con cách ứng xử khi gặp người lạ? Câu trả lời là hãy cùng con giải thích và thảo luận tất cả tình huống cũng như cách phản ứng khi phải đối mặt với nguy hiểm.

1. Bảo vệ con bằng cách: Không ghi tên con lên vận dụng cá nhân

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen viết tên con và số điện thoại bố mẹ trên một số vận dụng cá nhân của các bé như balo, cặp sách… để phòng tránh khi thất lạc. Tuy nhiên, những người tiếp cận đứa trẻ với mục đích xấu sẽ dễ dàng giành được sự tin tưởng của con bạn một khi chúng biết tên họ của bé. Thay vì viết tên tuổi con thì tốt nhất là nên viết số điện thoại của bố mẹ phòng trường hợp đồ đạc bị mất hoặc con có thể đi lạc.
 
Không ghi tên con lên vật dụng cá nhân
 

2. Bảo vệ con bằng cách: Không đi theo người lạ

Luôn căn dặn các con không được phép lên xe của người lạ nếu chưa có sự đồng ý của bố mẹ. Điều này là vô cùng quan trọng. Cũng cần lưu ý rằng nếu có một người nào đó hoặc một chiếc xe bắt đầu theo dõi chúng thì nên cố gắng chạy theo hướng ngược lại và kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
 
bảo vệ con bằng cách không đi theo người lạ

3. Bảo vệ con bằng cách: Cài đặt ứng dụng theo dõi

Nhờ chức năng định vị GPS, một số ứng dụng cho phép cha mẹ giám sát một cách chính xác địa điểm và mức pin điện thoại của con. Những chức năng và ứng dụng này có thể theo dõi sát sao địa điểm hiện tại của con bạn, nếu con đang ở địa điểm xa lạ và gặp nguy hiểm thì có thể tìm cách ứng phó kịp thời.
 
bảo vệ con bằng cách cài đặt ứng dụng theo dõi

Hiện nay có khá nhiều ứng dụng theo dõi nhưng phổ biến nhất chính là ứng dụng Life360 Locator và GPS Phone Tracker dành cho cả hai hệ điều hành iOS và Android.

4. Bảo vệ con bằng cách: Hét to khi gặp tình huống nguy hiểm

Nói với con bạn, khi bị người lạ bắt giữ hãy phản ứng lại bằng cách cắn, đá và cố gắng thu hút sự chú ý của những người khác, ngay cả trong tình huống rất nguy hiểm. Cố gắng la thật lớn: “Tôi không biết anh ấy/cô ấy. Họ muốn đưa tôi đi!” để tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh khi ở những nơi công cộng.

5. Bảo vệ con bằng cách: Sáng tạo mật khẩu gia đình

Những kẻ xấu thường dụ dỗ trẻ bằng cách làm cho đứa trẻ tin rằng họ sẽ dẫn con đến với bố mẹ. Chính vì thế, hãy dạy con bạn biết cách từ chối lịch sự khi có người lạ dụ dỗ đi theo. Điều đầu tiên phải hỏi người lạ bố mẹ con tên gì.
 
bảo vệ con bằng cách sáng tạo mật khẩu gia đình

Các bậc phụ huynh cũng nên phát minh những cụm từ được gọi là “mật khẩu gia đình” cho tình huống khẩn cấp hoặc để phân biệt trong trường hợp nhờ người thân quen giúp đỡ trông nom lũ trẻ. Mật khẩu gia đình phải là những thứ đứa trẻ có thể nhớ lâu nhưng người lạ khó có thể đoán được.

6. Bảo vệ con bằng cách: Tránh đi chung thang máy một mình cùng người lạ

Dạy con bạn đứng dựa lưng vào tường khi đi thang máy để có thể nhìn thấy bất cứ ai theo dõi mình với mục đích xấu. Nếu người đó hoàn toàn xa lạ thì nên tìm cớ tránh đi chung thang máy với họ. Chỉ cho phép con đi thang máy một mình, cùng bố mẹ hoặc họ hàng, hàng xóm thân thiết. Dạy con cách đáp lại lịch sử khi người lạ mời đi thang máy cùng: “Cảm ơn! Nhưng cháu có thể đợi cha mẹ”.
 
bảo vệ con bằng cách tránh đi chung thang máy với người lạ

Trong tình huống nếu bị người lạ cố kéo vào trong thang máy, bịt miệng thì điều quan trọng là phải chiến đấu, hét lớn và cắn người đó cho đến khi người lớn đến cứu hộ.

7. Bảo vệ con bằng cách: Đeo đồng hồ hoặc thiết bị cảnh báo khẩn cấp

Các thiết bị có nút bấm báo động khẩn cấp thường được thiết kế dưới dạng đồng hồ, móc khóa, dây chìa khóa, vòng tay hoặc vòng cổ. Nếu đứa trẻ bấm nút cầu cứu, ngay lập tức cha mẹ sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo nhờ một ứng dụng di động đặc biệt, cho phép cha mẹ nhận thức được tình huống nguy hiểm của con cái.
 
bảo vệ con bằng cách đeo đồng hồ hoặc thiết bị cảnh cáo

8. Bảo vệ con bằng cách: Giữ khoảng cách khi trò chuyện

Nên để con biết rằng, chúng không bị bắt buộc phải nói chuyện với người lạ. Vì vậy, không nên tiếp xúc với người lạ quá 5 - 7 giây khi không có bố mẹ bên cạnh. Tốt nhất, nên đi đến một địa điểm an toàn hơn. Trong trường hợp cuộc trò chuyện với người lạ kéo dài, nên chỉ cho đứa trẻ biết chúng phải đứng cách ở một khoảng 1 - 2 m. Khi người lạ mặt cố gắng tiếp cận gần hơn, cần lễ phép từ chối hoặc kêu lớn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
 
bảo vệ con bằng cách giữ khoảng cách khi trò chuyện

9. Bảo vệ con bằng cách: Không để người lạ biết cha mẹ vắng nhà

Giải thích cho con rằng, nếu chúng ở nhà trong khi ba mẹ chưa về thì không nên mở cửa cho người lạ. Nhìn qua lỗ thoát hiểm và không được mở cửa nếu không quen biết với người đó. Ngay cả khi họ có hỏi cũng không được phép trả lời bố mẹ không có ở nhà. Nếu người đó vẫn dai dẳng dụ dỗ con bạn mở cửa, yêu cầu chúng phải liên hệ ngay với cha mẹ và những người hàng xóm cùng một lúc.

10. Bảo vệ con bằng cách: Không nên trò chuyện video với người quen qua mạng xã hội

Cảnh báo với con rằng, tội phạm có thể tìm thấy những đứa trẻ muốn bắt cóc thông qua mạng xã hội. Vì thế, cần phải tránh trò truyện trực tuyến với những người bạn “vô danh” không quen biết thật sự để hạn chế nguy hiểm. Đó có thể chỉ là vỏ bọc cho hành vi phạm tội của chúng sau đó. Con không được phép nói với người lạ về thông tin cá nhân cũng như số điện thoại, địa chỉ hoặc tên tuổi của bản thân và gia đình.
 
bảo vệ con bằng cách không nên trò chuyện video với người lại

Các bậc phụ huynh cũng không nên gửi ảnh con cho bạn bè trực tuyến hoặc cho họ biết thời gian, thói quen hoạt động của con nếu không thật sự thân thiết và tin tưởng tuyệt đối. Hãy cho con của bạn biết chúng có thể từ chối lời mời gặp trực tiếp từ bất cứ ai chúng không quen biết, không mong muốn, kể cả họ hàng và bạn bè của cha mẹ.

Thuê thám tử theo dõi con cái

  • Bạn bận rộn với công việc, thường xuyên phải đi công tác xa, không có thời gian để quan tâm đến con cái.
  • Bạn lo lắng thế giới bên ngoài cám dỗ con cái các bạn và cần một ai đó luôn kề bên theo dõi và giám sát con.
  • Không chỉ vậy, khi bước ra xã hội có rất nhiều vấn đề phức tạp. Những kẻ xấu luôn dình dập lôi kéo con của bạn vào con đường sa ngã.
  • Nếu không giám sát quản lý chặt chúng ta sẽ không thể biết chúng đi đâu, làm gì, quan hệ với ai, có làm điều gì xấu hoặc nguy hại không?
​>>Tham khảo dịch vụ thuê thám tử theo dõi con cái uy tín nhất tại Hà Nội
Thamtutu.com.vn

Bình luận

Các tin khác