ĐBP – Vừa bỏ cặp sách xuống bàn, con trai tôi nói ngay: Bố ơi, đêm qua bạn Hoàng Trường M., cùng lớp con bị ăn đòn vì “nghiện” game online. Nghe con nói, tôi cũng ầm ờ, chứ thực tôi cũng không hiểu về game online.

Ngày nghỉ cuối tuần, tôi đi dọc vài tuyến phố chính ở T.P Điện Biên Phủ vào, gần chục cơ sở kinh doanh dịch vụ internet, quán nào cũng chật ních khách nhí say sưa trò game, mỗi nhí một trò khác nhau đầy kịch tính. Một số dịch vụ đầu tư dàn máy tính mới, hiện đại thì khách phải xếp hàng chờ. Tôi lân la hỏi một chủ dịch vụ game dọc đường 7/5, phường Tân Thanh, T.P Điện Biên Phủ định chụp ảnh kèm bài viết, liền bị từ chối. Không chụp được ảnh, tôi nấn ná xem một “Xạ Điêu” tuổi trạc 14-15 vừa game vừa nói với bạn đang ngồi kề bên: hôm nay tớ phải chơi thông tầm cho đã, phải giết được thằng “hero 19” mới về. Thời buổi công nghệ số, trò chơi điện tử thâm nhập cả nông thôn, làng, bản vùng cao của người Thái, người Mông… nên không ít trẻ em dân tộc thiểu số cũng “nghiện” game online. Game thâm nhập ngay trong từng gia đình làm cho không ít những bậc cha mẹ đau đầu. Không có tiền chơi game, nhiêu trẻ sinh ra lừa dối và trộm vặt tiền cha mẹ, hàng xóm; có em tiết kiệm ăn sáng cả tuần để ngày nghỉ có tiền chơi game. Bà K, người trông coi một cơ sở dịch vụ internet đường 7/5 nói: Nhiều trường hợp, phụ huynh các cháu đến tìm con rồi mẹ con giằng co ngay tại quán; con nhanh chân chạy trước, mẹ la hét đuổi bắt con giữa đường…

Trở lại chuyện nhí Hoàng Trường M. năm nay khối 11, Trường THPT Thành phố. Từ tiểu học đến THCS, Mchăm ngoan, năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến; có năm đạt học sinh giỏi, vậy mà bây giờ sức học sa sút vì nghiện game. Bố M. là quân nhân, mỗi lần phát hiện con bỏ học đi chơi game là bố dạy con bằng những trận đòn nhừ tử. Song đâu vẫn vào đấy, vì quá “nghiện” game M. không thể bỏ được. Thế là M. cứ vài hôm lại bị bố “xử lý”. Có những trận đòn của bố, làm M. đau cả tuần, phải nghỉ học, bỏ nhà đi lang thang giữa đêm…Nhưng game gần như đã ngấm vào máu, cứ tìm được cách là trốn đi tìm…

Nghe chuyện của cháu M. tôi cứ băn khoăn liệu câu nói: “Thương cho roi, vọt …” có thực sự đúng và hiệu quả trong trường hợp này không?

Chị Nguyễn Thị Q., ở tận ngõ sâu đường vào khu hầm Đờ cát nói: Mới đầu thấy con trai ngồi máy vi tính thì mừng, vì nghĩ con sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích trong thời buổi công nghệ số. Một thời gian sau, thấy cháu đi học về vội vàng vứt cặp sách là xà vào máy tính, đến bữa gọi mãi mới chịu dứt ra ngồi ăn. Giờ biết cháu đã nghiện game; nhà tạm dừng nối internet, nhưng cháu lại lén ra các dịch vụ ngoài phố chơi.

Cha mẹ làm gì khi con nghiện game là bài toán khó tìm lời giải của nhiều gia đình. Bởi làm cách nào để phân tích, giải thích cho trẻ hiểu và từ bỏ game? Chúng ta hãy là những ông bố, bà mẹ mẫu mực, khi biết các con mải chơi game cần biết tâm lý các cháu, khuyên ngăn, phân tích, lý giải tác hại của game để các cháu hiểu hậu quả nếu quá, say các trò game. Những trận roi vọt chưa hẳn là cách giáo dục tốt, roi vọt chỉ làm đau đớn thể xác, tổn thương tinh thần ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tâm lý hoảng loạn mất phương hướng ở lứa tuổi các cháu. Ngoài thời gian học ở trường, cha mẹ nên tìm cách quản lý các cháu học ở nhà, quát tháo mắng mỏ sẽ làm các cháu sợ hãiphân tán tư tưởng, ảnh hưởng tới tư duy.

Văn Trãi

(Theo http://www.baodienbienphu.com.vn )

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử