Nhìn cậu bạn thân, thằng em ruột hay ông anh cột chèo thường xuyên được đi công tác, có khi cả tuần mới về mà tôi phát thèm. Chẳng phải tôi nghĩ đến “tình một đêm” hay quán xá đèn xanh, đỏ với những em gái mặt hoa da phấn, ba vòng đầy quyến rũ. Mà đơn giản là tôi thật sự ngán ngẩm khi về nhà. Dù đi đâu, làm gì tôi cũng “mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ”, nhưng hình bóng vợ tôi luôn dập tắt ý nghĩ đó. Bởi vừa về đến cửa, vợ chẳng buồn nhìn tôi, nhưng miệng đã phát loa: “Anh nhớ để dép ngay ngắn trên kệ nghe, nhớ quét nhà sau khi dẫn xe vô”. Ngồi vào bàn ăn, vợ cũng dặn dò: “Ăn thịt luộc phải chấm với nước mắm, không được chấm nước tương và phải kẹp dưa leo, rau sống mới ngon (dù tôi không thích ăn rau sống); ăn canh liền cho nóng (mặc kệ tôi ghét ăn đồ nóng)…”. Tôi ăn không đúng “quy trình” của vợ là vợ la oai oái: “Nói rồi, không được ăn như thế, mất ngon”, làm bữa cơm của tôi… mất ngon thật. Khi tôi đi tắm, vợ cũng nhắc nhở: “Anh nhớ vắt khăn trên giá, để quần áo dơ vào chậu”. Thậm chí, ngay cả khi tôi đi vệ sinh, vợ tôi cũng nheo nhéo: “Anh nhớ đậy nắp bồn cầu, vì mỗi lần giật nước là có cả triệu vi trùng bay lên đó. Bệnh chết!”. Và ngay cả khi lên giường, tôi chuẩn bị nhắm mắt thì “Mrs Càm ràm” (nickname của vợ tôi, do cha con tôi lén đặt) cũng lay tôi dậy: “Anh đánh răng chưa?”… Trời ơi! Tôi không biết mình là con trai của vợ hay là chồng đây, thử hỏi tôi có điên tiết không chứ?
Chính vì những lý do trên mà tôi luôn khát khao được đi qua đêm ít nhất một lần trong đời. Tôi đã từng xin “quota” về quê tảo mộ vào mỗi dịp Tết hay nhiệt tình xung phong về quê giúp cậu em vợ chuẩn bị đám cưới… Thế nhưng vợ tôi lúc thì bảo không cần thiết, lúc thì đi theo cùng nên ước mơ của tôi vẫn mãi là mơ ước. Tôi từng suýt toại nguyện khi cơ quan tôi tổ chức đi du lịch nhưng không cho kèm người nhà (mục đích để thắt chặt đoàn kết, gắn bó giữa đồng nghiệp), thế nhưng vợ tôi phán: “Không cho vợ con đi để mấy ông dễ quậy chứ gì? Anh ở nhà đi, cả nhà mình đi chơi!”. Thế là…
Mục đích “thoát ly” vợ vài ngày của tôi là để tận hưởng bầu không khí tự do, và quan trọng hơn là tôi muốn tìm được cảm giác mới với người cũ là… vợ. Biết đâu, khi chồng đi xa, cảm thấy căn nhà trống vắng, thiếu hơi ấm của người đàn ông vợ sẽ “ngộ” ra tầm quan trọng của chồng mà nâng niu, quý trọng chồng hơn. Tôi đã tưởng tượng, sau khi tôi đi xa một tuần, vừa về đến cửa, vợ chạy ra đon đả: “Anh mới về hả? Anh đi đường có mệt không? Em pha cho anh ly nước cam rồi, anh uống cho khỏe người. Em dọn cơm anh ăn nhé, em nấu toàn những món ăn anh thích; không có anh ở nhà mẹ con em buồn quá…”. Ôi! Bất kỳ người đàn ông nào được nghe những lời ngọt ngào đó của vợ cũng… tan chảy như nước đá phơi nắng và ngày nào các ông cũng mong xong việc sớm, chạy về nhà để được nhìn thấy gương mặt hân hoan của vợ khi đón chồng.
Qua tiếp xúc với bạn bè và đồng nghiệp, tôi đoan chắc rằng, trong sâu thẳm tâm hồn các ông luôn khát khao được một lần “đi hoang”, không hẳn vì các ông thích léng phéng, gái gú hay mê nhậu nhẹt, mà vì cuộc sống gia đình quá ngột ngạt với “chủ hộ” luôn càm ràm khi thực phẩm lên giá, trong khi lương của chồng “vũ như cẩn”, hay càu nhàu chồng không ngăn nắp, con cái không ngoan… Chúng tôi thèm lắm sự dịu dàng của vợ, không khí đầm ấm, tĩnh lặng của gia đình. Được như thế, có cho vàng chúng tôi cũng không đi qua đêm.
Nguyễn Lan Phương
{ Nguồn phunuonline}
Thám tử tư VDT
Nhìn cậu bạn thân, thằng em ruột hay ông anh cột chèo thường xuyên được đi công tác, có khi cả tuần mới về mà tôi phát thèm. Chẳng phải tôi nghĩ đến “tình một đêm” hay quán xá đèn xanh, đỏ với những em gái mặt hoa da phấn, ba vòng đầy quyến rũ. Mà đơn giản là tôi thật sự ngán ngẩm khi về nhà. Dù đi đâu, làm gì tôi cũng “mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ”, nhưng hình bóng vợ tôi luôn dập tắt ý nghĩ đó. Bởi vừa về đến cửa, vợ chẳng buồn nhìn tôi, nhưng miệng đã phát loa: “Anh nhớ để dép ngay ngắn trên kệ nghe, nhớ quét nhà sau khi dẫn xe vô”. Ngồi vào bàn ăn, vợ cũng dặn dò: “Ăn thịt luộc phải chấm với nước mắm, không được chấm nước tương và phải kẹp dưa leo, rau sống mới ngon (dù tôi không thích ăn rau sống); ăn canh liền cho nóng (mặc kệ tôi ghét ăn đồ nóng)…”. Tôi ăn không đúng “quy trình” của vợ là vợ la oai oái: “Nói rồi, không được ăn như thế, mất ngon”, làm bữa cơm của tôi… mất ngon thật. Khi tôi đi tắm, vợ cũng nhắc nhở: “Anh nhớ vắt khăn trên giá, để quần áo dơ vào chậu”. Thậm chí, ngay cả khi tôi đi vệ sinh, vợ tôi cũng nheo nhéo: “Anh nhớ đậy nắp bồn cầu, vì mỗi lần giật nước là có cả triệu vi trùng bay lên đó. Bệnh chết!”. Và ngay cả khi lên giường, tôi chuẩn bị nhắm mắt thì “Mrs Càm ràm” (nickname của vợ tôi, do cha con tôi lén đặt) cũng lay tôi dậy: “Anh đánh răng chưa?”… Trời ơi! Tôi không biết mình là con trai của vợ hay là chồng đây, thử hỏi tôi có điên tiết không chứ?
Chính vì những lý do trên mà tôi luôn khát khao được đi qua đêm ít nhất một lần trong đời. Tôi đã từng xin “quota” về quê tảo mộ vào mỗi dịp Tết hay nhiệt tình xung phong về quê giúp cậu em vợ chuẩn bị đám cưới… Thế nhưng vợ tôi lúc thì bảo không cần thiết, lúc thì đi theo cùng nên ước mơ của tôi vẫn mãi là mơ ước. Tôi từng suýt toại nguyện khi cơ quan tôi tổ chức đi du lịch nhưng không cho kèm người nhà (mục đích để thắt chặt đoàn kết, gắn bó giữa đồng nghiệp), thế nhưng vợ tôi phán: “Không cho vợ con đi để mấy ông dễ quậy chứ gì? Anh ở nhà đi, cả nhà mình đi chơi!”. Thế là…
Mục đích “thoát ly” vợ vài ngày của tôi là để tận hưởng bầu không khí tự do, và quan trọng hơn là tôi muốn tìm được cảm giác mới với người cũ là… vợ. Biết đâu, khi chồng đi xa, cảm thấy căn nhà trống vắng, thiếu hơi ấm của người đàn ông vợ sẽ “ngộ” ra tầm quan trọng của chồng mà nâng niu, quý trọng chồng hơn. Tôi đã tưởng tượng, sau khi tôi đi xa một tuần, vừa về đến cửa, vợ chạy ra đon đả: “Anh mới về hả? Anh đi đường có mệt không? Em pha cho anh ly nước cam rồi, anh uống cho khỏe người. Em dọn cơm anh ăn nhé, em nấu toàn những món ăn anh thích; không có anh ở nhà mẹ con em buồn quá…”. Ôi! Bất kỳ người đàn ông nào được nghe những lời ngọt ngào đó của vợ cũng… tan chảy như nước đá phơi nắng và ngày nào các ông cũng mong xong việc sớm, chạy về nhà để được nhìn thấy gương mặt hân hoan của vợ khi đón chồng.
Qua tiếp xúc với bạn bè và đồng nghiệp, tôi đoan chắc rằng, trong sâu thẳm tâm hồn các ông luôn khát khao được một lần “đi hoang”, không hẳn vì các ông thích léng phéng, gái gú hay mê nhậu nhẹt, mà vì cuộc sống gia đình quá ngột ngạt với “chủ hộ” luôn càm ràm khi thực phẩm lên giá, trong khi lương của chồng “vũ như cẩn”, hay càu nhàu chồng không ngăn nắp, con cái không ngoan… Chúng tôi thèm lắm sự dịu dàng của vợ, không khí đầm ấm, tĩnh lặng của gia đình. Được như thế, có cho vàng chúng tôi cũng không đi qua đêm.
Nguyễn Lan Phương