Thám tử VDT – Thám tử tư hết hi vọng

Nghề thám tử trong danh mục lĩnh vực cấm đầu tư ban hành kèm theo nghị định 108 hướng dẫn luật đầu tư thì dịch vụ điều tra bí mật …

Dứt khoát cấm

Trong danh mục lĩnh vực cấm đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 108 hướng dẫn Luật đầu tư thì dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị cấm. Đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra cũng bị cấm. Hai loại hình trên bị cấm nghiêm ngặt chung với cấm sản xuất, chế biết các chất ma túy.

Việc có cho phép kinh doanh dịch vụ thám tử tư hay không đã từng là đề tài bàn cãi râm ran suốt một thời gian dài. Người ủng hộ, kẻ e dè, kẻ không ưng. Không có quy đinh cấm kinh doanh ngành nghề này cho nên những ai có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thám tử đều được yêu cầu chờ hướng dẫn. Các sở kế hoạch và đầu tư căn cứ vào chỉ thị số 27 ngày 11- 12- 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Theo chỉ thị thì Bộ Công an sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tư pháp soạn thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ điều tra dân sự, kinh tế và phải trình Chính phủ trong quý III- 2004. Vì vậy, muốn đăng ký kinh doanh thì phải vui lòng chờ đến khi văn bản chính thức được hướng dẫn ban hành. Tuy nhiên, rất nhiều người đã chờ dài cổ ba năm nay cũng không thấy nghị định đâu hết.

Đúng ngày Nghị định 108/2006 ( ngày 22- 9) được ký ban hành, trên mạng đối ngọai doanh nghiệp của TP.HCM vẫn có một người hỏi Sở Kế hoạch và Đầu tư về thủ tục mở công ty thám tử tư. Bây giờ thì người này không cần phải chờ nữa. Cấm hẳn rồi!


Nở rộ thám tử “ chui”

Hiện nay ở Hà Nội có hai công ty có dịch vụ thám tử tư, là Công ty Điều tra và bảo vệ VPI của ông Nguyễn Hữu Vinh thành lập từ năm 2000 Và Công ty TNHH Dịch vụ Cung cấp thông tin việt namCông ty Thám tử VDT ) có trụ sở tại thành phố Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh của ông Nguyễn Minh Long  thành lập năm 2005,  được sở kế hoạch đầu tư thành phố hà nội cấp giấy phép hoạt động và có tư cách pháp nhân, trước khi Nghị định 108/2006 ( ngày 22- 9) được ký ban hành và lệnh cấm hoạt động về thám tử tư.

Tại TP.HCM sau khi nghị định 108/2006 ban hành ngày 22/9, hầu hết các công ty hoạt động sau ngày này và quảng cáo rầm rộ về dịch vụ thám tử tư như Công ty cổ phần Điều tra và Cung cấp thông tin Bách Việt ( Tân Bình), Trung tâm thám tử tư Việt Mỹ ( quận 10) và thám tử tư Sài Gòn ( quận 1). Đó là chưa kể đến một số các “ thám tử tư di động” ( chỉ có số di động liên lạc với khách hàng) và thám tử xe ôm.

Theo quảng cáo của Công ty Bách Việt thì công ty này được thành lập bởi một nhóm cổ đông nguyên là những sỹ quan an ninh, sĩ quan cảnh sát và Việt kiều. Đội ngũ điều tra viên thì được đào tạo bài bản tại Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học An ninh nhân dân, tu nghiệp nước ngoài và từng làm thám tử tư ở khắp châu Âu, châu Mỹ.

Dịch  vụ mà các công ty thám tử trên cung cấp có thể từ cấp “ giám sát” trẻ em cho đến “ theo dõi” quý ông chồng có dấu hiệu ngoại tình. Những người nghi ngờ côn cái chơi bời, giao du với kẻ xấu, nghiện ngập hay nghi ngờ bị phụ tình đều có nhờ thám tử tư. Giá cả các dịch vụ này “ xêm xêm” nhau. Bách Việt thu phí 3,5 triệu đồng cho một tuần theo dõi “ quý tử”. Dịch vụ thám tử Việt Mỹ ra giá  450.000 đồng/ ngày nếu theo dõi thời gian dài. Nếu cần “ tốc độ” thì 300.000 đồng/ buổi. Sau “ phi vụ”, các thám tử tư cung cấp đầy đủ hình ảnh và thông tin” đối tượng” đi những đâu, gặp những ai, làm những gì… cho thân chủ.Nếu muốn chi tiết hơn thì báo cáo hàng giờ, hàng ngày.

Nghe quảng cáo thì hấp dẫn như vậy nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết từ trước đến nay Sở chưa từng cấp phép hoạt động cho bất cứ công ty nào làm dịch vụ thám tử tư! Có nghĩa là những thám tử tư đang hoạt động tại TP HCM đều là thám tử “ chui” và không có tư cách pháp nhân.

Có dập tắt được nhu cầu của xã hội?

Nghị định 108 ra đời, cấm dịch vụ thám tử tư. Thế nhưng việc các công ty thám tử tư ra đời và hoạt động rầm rộ ( dù hoạt động chui) đã chứng minh xã hội có một thị trường  có cung, có cầu và có thật về thám tử tư.

Một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này cho biết nhà nước đã thực sự có văn bản cấm thì doanh nghiệp tuân thủ. Thế nhưng cho dù doanh nghiệp ngưng hoạt động, liệu có dập tặt được nhu cầu của xã hội hay không, hay là những dịch vụ nhạy cảm này sẽ chuyển sang hoạt động lậu để đáp ứng nhu cầu đó? Thiết nghĩ thay vì cấm, nhà nước nên đưa ra những điều kiện để quản lý chặt chẽ, bảo vệ người dân, doanh nghiệp và và xã hội thì hợp lý hơn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vẫn chưa rõ việc cấm kinh doanh dịch vụ thám tử tư có áp dụng hồi tố cho các công ty đã thành lập và kinh doanh hợp pháp trước Nghị định 108 có hiệu lực hay không. Nghị định chỉ cấm doanh nghiệp thành lập mới hoạt động dịch vụ này hay buộc cả công ty đang làm dịch vụ thám tử tư phải ngưng hoạt động? Sở cho rằng cần phải đợi văn bản hướng dẫn chi tiết hơn.

Tuy nhiên, một thông tin bên lề cho thấy khả năng cấm cả doanh nghiệp cũ lẫn doanh nghiệp mới đến 99%, vì các công ty hiện tại đoang hoạt động dịch vụ này đều “ nương” vào dịch vụ khác, ví dụ dịch vụ “ điều tra”, “ bảo vệ”, “ cung cấp thông tin”…

Văn phòng thám tử VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử