“ Bùa mê” từ game online
Chí Ngọc( nhân vật đã được đổi tên) , học sinh lớp 10 THPT B.T.X (quận Đống Đa, Hà Nội} nhiều năm là con ngoan, trò giỏi được bố mẹ quan tâm cưng chiều.
Đầu năm 2010, Ngọc bước vào thế giớ võ lâm truyền kỳ, được nhóm “ game thủ” kết thân và đặt cho một cái nick rất “ cao sang” – “ Bảo hoàng tử”. Từ đó, thay cho những đêm miệt mài bên bàn học, Ngọc đắm chìm vào game, sức khỏe Ngọc suy kiệt, học hành sa sút. Một lần, một câu mắng khá nặng của mẹ đã khiến “ hoàng tử” bỏ nhà đi … giang hồ.
Cha mẹ của” Bảo hoàng tử” đã thuê công ty thám tử VDT tìm giúp con về. Mất một tháng lung sục trên mạng, các thám tử tư mới tiếp cận được “ bảo hoàng tử” tại một tiệm net ở ngoại thành. Suốt thời gian đi bụi “ hoàng tử” được bạn chơi game nuôi bằng tiền bán những món hàng ảo trên game.
“ Thành tiên sinh”, học sinh trường THDL Lương Thế Vinh,quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội cũng là con nghiện Võ lâm truyề kì. Suốt hai năm lớp 9 và lớp 10 cậu dành hết thời gian cho game. Không một trò chơi nào là “ thành tiên sinh” không thành thạo. Cậu nhanh chóng thành một “ game thủ” có “ số” trong nghành nghề làng game online.
Không chỉ chơi game, “ thành tiên sinh” còn kiếm được khá nhiều tiền từ việc bán tiền ảo để lấy tiền thật. Có tiền Thành lại đổ hết vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng bên máy tính.”Thành tiên sinh” cũng từng bỏ nhà chu du với game suốt một năm ròng ( giữa năm 2007 đến giữa năm 2008) từ Hà Nội bay vào TP.HCM, Hải Phòng về Thái Bình rồi về Vũng Tàu.
Giữa tháng 2/2010 “ tiên sinh” gặp mặt “ tiểu thư” cũng là” cao thủ võ lâm”, kết thân qua mạng rồi hẹn gặp nhau. Gặp rồi Thành mới biết, “ tiểu thư” kia là chuyên viên thám tử VDT mà bố mẹ cậu nhờ tìm về. Được thám tử tư VDT thuyết phục, ngày 2/6 Thành đã về nhà xin lỗi bố mẹ, từ bỏ game để quay lại với trường học
Nỗi lo chưa có hồi kết
Nhiều phụ huynh có mặt tại buổi tọa đàm trẻ vị thành niên trước nguy cơ phạm tội tại NVH Phự nữ TP.HCM( ngày 2/6) rất bức xúc về tình trạng con mình đang bị game online làm xáo trộn tâm lý và sức khỏe. Buổi tạo đàm đã mất hầu như hơn nửa thời gian để trao đổi đề tài game online, nhưng những nỗi lo ấy không có hồi kết.
Nhiều học sinh dự tọa đàm bộc bạch: vì bố mẹ mải chạy theo công việc nên con cái tìm game để làm bạn, hoặc các em không biết đi đâu chơi, cũng chẳng ai đưa đi nên tìm niềm vui với những trò trên mạng. Các em không ngờ game online lại có sức hút đến vậy. Chơi là nghiện, chơi hết ngày này đến ngày khác không biết chán.
Để trang bị cho các nhân vật của mình trong game, các em phải bỏ tiền thật ra mua những vật ảo, nếu không nhân vật của các em sẽ thua hút nhân vật của những người chơi khác.
Tâm trạng của những đứa trẻ hỏi ra cho thấy việc chuẩn bị tâm lý cho các em hòa nhập lại cũng không đơn giản. “Thành tiên sinh” tâm sự “ sau khi không chơi game người em lúc nào cũng lơ mơ, thiếu tập trung. Em còn mặc cảm về sự học hành sa sút của mình.”.
TS giáo dịc Nguyễn Thị Bích Hồng cho rằng: “ Khi phát hiện trẻ nghiện game, cha mẹ phải có cách ứng xử phù hợp để cho trẻ không bị tổn thương. Không nên la mắng, nạt nộ cấm đoán trẻ mà nên quan tâm, chia sẻ. Các bậc phụ huynh nên phân tích nguy hại của biệc nghiện game cho con cái mình hiểu.”
Gần đây, một số trường học đã photo những bài báo viết về nguy hại của game online để cảnh báo HS. Thậm chí có trường còn tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về vấn đề này. Thật khó hiểu là dù đã được báo động từ gia đình, nhà trường, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài chặt chẽ đối với các game online.
Các trò chơi mới với chất bạo lực ngày càng tăng cứ theo nhau xuất hiện, các tiệm net vẫn hoạt động thâu đêm, việc hạn chế chơi game cứ như trò đùa. Cũng đã có vài quy định được đưa ra từ các cơ quan quản lý nhà nước nhưng việc kiểm soát gần như chỉ là một con số không. Ngoài sự kiểm soát của gia đình và nhà trường, Các bậc phụ huynh khi các con cái va vấp, thì vị cứu tinh của họ là thuê dịch thám tử VDT tìm kiếm con cái, hoặc điều tra, giám sát các hoạt động của con cái mình trong công cuộc dạy dỗ, định hướng cho con cái qua ngưỡng cửa của những hạt mầm trẻ nhỏ.
Công ty thám tử VDT