Thám tử tư VDT Hà Nội – Đây là vấn đề cần có sự thống nhất từ một hội đồng khoa học chuyên về văn học và văn học sử Việt Nam. Tuy nhiên, để góp một ý kiến về vấn đề này thì BPVH cho rằng: nên tìm hiểu trong kho tàng văn học Hán Nôm của ta, bởi ở đó vốn đã có các tác phẩm có nội dung trinh thám – tất nhiên nội hàm “trinh thám” trong văn học Hán Nôm có khác với cách hiểu “văn học trinh thám” trong văn học hiện đại về sau. Theo chúng tôi, tác phẩm Điểu thám kỳ án của Trương Văn Chi (chưa rõ năm sinh năm mất) có thể xếp vào loại tiểu thuyết trinh thám.


Tác phẩm này được sáng tác khoảng năm 1890, theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Điểu thám kỳ án được tác giả Trần Nghĩa xếp vào loại “tiểu thuyết công án”: “Công án nguyên là chiếc bàn mà pháp quan sử dụng khi xét xử các vụ án. Ở tiểu thuyết công án, bút pháp có thể là thực mà cũng có thể là hư, hoặc hư thực kết hợp; nội dung phản ánh có thể là thường, có thể là quái, miễn nói lên một sự thật, một lẽ phải cần được tôn trọng, bảo vệ trước pháp luật, làm cho cái thiện được chiến thắng, cái ác bị đẩy lùi”.

Điểu thám kỳ án chia làm 13 tiết, nội dung thuật về những ẩn khuất trong vụ án với các chi tiết oan sai và công việc điều tra phá án để lần ra sự thật của vị quan thanh liêm.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng Điểu thám kỳ án là tác phẩm vẫn còn sử dụng kết cấu cốt truyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc.

Hiện nay, bản gốc tiếng Hán của tiểu thuyết Điểu thám kỳ án chưa rõ còn lưu trữ ở đâu. Tại thư viện Hán Nôm còn lưu bản sao. Nếu chấp nhận nội dung tiểu thuyết này thuộc loại trinh thám thì đây là một tiểu thuyết trinh thám sớm nhất của văn học Việt Nam.

Đôi nét về Thánh Tông di thảo, Việt Nam kỳ phục sự lục, Điểu thám kỳ án, 384 Trang

Thánh Tông di thảo (Bản thảo để lại của Thánh Tông) là một tác phẩm viết bằng chữ Hán, nhưng lấy đề tài ở Việt Nam, tương truyền là của vua Lê Thánh Tông, trị vì từ năm 1460 đến 1497 trong lịch sử Việt Nam.
Thánh Tông di thảo là cái tên do người đời sau đặt cho một tác phẩm gồm 19 truyện được viết theo loại hình truyền kỳ, tạp ký và ngụ ngôn (kể từ đây gọi chung là truyện).
Không như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục,…thường ghi lại những tích có sẵn; ở đây người viết hoặc dựa vào truyện dân gian, hoặc dựa vào những sự kiện lịch sử (có liên quan đến thời kháng chiến chống Minh và thời của vua Lê Thánh Tông), hoặc dựa vào văn liệu hay thực tế cuộc sống mà cấu tạo nên truyện mới. Vì vậy có thể nói Thánh Tông di thảo là một sáng tác phẩm, trong đó có phóng tác, có tái tạo và có cả hư cấu. Tuy nhiên, bản gốc đã thất lạc, hiện chỉ còn lưu giữ được bản chép tay gồm 2 quyển do người thời Nguyễn sửa chữa và viết thêm mang ký hiệu A.202 tại Thư viện Khoa học xã hội (Hà Nội). Năm 2001, bản dịch Thánh Tông di thảo của Nguyễn Bích Ngô đã được nhà xuất bản Văn học ấn hành.
Trong Thánh Tông di thảo có truyện phản ảnh tâm lý căm ghét quân Minh của nhân dân, có truyện đả kích rất mạnh giới sư sãi vô dụng, có truyện đề cập đến tình yêu lứa đôi với những nhân vật nữ nết na, đức hạnh và chung thủy, v.v… Nhìn chung, nhiều truyện rất hấp dẫn, bút pháp vững vàng, hình tượng sinh động, lời văn trau chuốt. Ngoài ra, ở đây tiếng cười trào phúng đầy chất trí tuệ cũng là một đặc điểm khá nổi bật. Tác phẩm này là một cột mốc đánh dấu bước tiến của văn tự sự, từ chỗ nặng về ghi chép sự tích cũ đến chỗ sáng tạo những truyện mới

Thám tử VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử