Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình.
Thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia).
Bảo vệ quyền nhân thân
“Điều 25: Bảo vệ quyền nhân thân.
Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần.”
Quyền nhân thân và những quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự 2005.
Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, có thể khái quát một số đặc điểm về quyền nhân thân như sau: Là một quyền dân sự do luật định và được pháp luật bảo vệ; mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân; quyền nhân thân có tính chất phi tài sản và luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bộ luật Dân sự 2005 quy định quyền nhân thân từ Điều 24 đến Điều 51, trong đó quyền nhân thân bao gồm các nhóm quyền sau đây:
- Nhóm quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình (quy định từ Điều 39 tới Điều 44 Bộ luật dân sự).
- Nhóm các quyền liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân(quy định từ Điều 26 tới Điều 31, Điều 36, Điều 45)
- Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân (quy định từ Điều 32 tới Điều 35)
- Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể (quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 46 tới Điều 51)
- Nhóm các quyền nhân thân đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (Gồm Quyền tác giả đối với tác phẩm; Quyền nhân thân của người biểu diễn; Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Quyền tác giả giống cây trồng).
Thamtutu.com.vn