Doanh nghiệp và rào cản
P/V : Gần đây, chúng ta nói nhiều đến “ tinh thần công dân” và “ trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp, mong muốn doanh nghiệp không né tránh mà chủ động tham gia vào các vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước. Ở vị trí doanh nghiệp, ông thấy thế nào?
Thám tử VDT : Theo tôi, nói đến tinh thần công dân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và góp phần vào việc xây dựng môi trường kinh tế rộng mở cho xã hội thay vì bo bo thủ thế độc quyền trục lợi hay thừa cơ luật hở thì lách … Ngoài ra, trách nhiệm của doanh nghiệp nên được thể hiện qua những hành vi mang tính chất tự nguyện, nghĩa là những hoạt động vì con người thật sự chứ không phải các chương trình đóng góp từ thiện của doanh nghiệp theo kiểu đánh bóng thương hiệu. Nếu là cái món từ thiện kiểu “ đánh bóng” thì tôi chịu, không làm.
P/V : Nhưng nếu người ta cứ mời, cứ nài ép thì ông né làm sao?
Thám tử VDT : Nể quá đi chứ, tôi cũng “ mắc” một vài lần rồi. Thậm chí có người còn lấy danh của ông nọ bà kia ép doanh nghiệp mua vé xem phim, ca nhạc, thậm chí mua bảo hiểm cho toàn công ty … Nhưng theo tôi, cứ thẳng thắn, cương quyết nói không thì người ta cũng phải rút lui thôi.
P/V : “ Lấy danh của ông nọ bà kia ép doanh nghiệp” Dường như đó là mối quan hệ tế nhị giữa doanh nghiệp với chính quyền ?
Thám tử VDT : Ồ, tế nhị quá đi chứ! ( Cười). Dù đã có quy đinh chung, nhưng lại có cơ chế, chính sách riêng.
P/V : Vậy là doanh nghiệp muốn thành công thì phải đầu tư để có những cơ chế và chính sách riêng?
Thám tử VDT : Đương nhiên là phải “ đầu tư quan hệ”, phải “ chăm sóc “ ông nọ bà kia thì mới thành công.. Chỉ khi nào xây dựng được mối quan hệ rõ ràng, minh bạch giữa doanh nghiệp với chính quyền thì mới không còn tình trạng “ đầu tư, chăm sóc các mối quan hệ”, không còn chuyện ưu ái hay đi đường vòng, đường cong nữa.
P/V : Nghe ông nói thì có vẻ nản lắm nhưng nhìn vào công việc ông đang thực hiện tôi cảm giác không phải như vậy…?
Thám tử VDT : Ồ, Thực tế có thế nào thì tôi nói đúng như vậy. Nhưng không có nghĩa là chúng ta cho phép mình nản hay bỏ cuộc. Thậm chí càng nhiều rào cản, càng phải bước tới. Biết đâu trên con đường đi tới trước đó chính chúng ta lại tạo ra nhiều sự thay đổi tích cực?
P/V : Chà, quả là một người lạc quan đây! Thế hiện ông đang nhấn bước tới đâu rồi?
Thám tử VDT : Hiên tại tôi đang điều hành Công ty TNHH Cung cấp thông tin việt nam ( Công ty thám tử VDT ) cùng một công ty luật.
P/V : Ồ, Cung cấp thông tin ư. Theo tôi được biết thì pháp luật quy định điều tra là thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Chỉ rất ít công ty được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này thì phải ?
Có lẽ chỉ 2 công ty được cấp giấy phép chính thức, còn lại là hàng chục văn phòng thám tử hoạt động “ chui”.
Phải chăng ông đang phá rào?
Thám tử VDT : Nghề thám tử xuất hiện những năm 2000 và mặc dù bị cấm vẫn tồn tại cho đến nay. Điều đó phản ánh nhu cầu thực tế của người dân. Trước đây, “ thám tử ” là một từ còn lạ lẫm với người dân Việt Nam, nhưng bây giờ chỉ cần hỏi ở Việt Nam có thám tử không, tôi thiết nghĩ từ đứa trẻ cho đến học sinh, sinh viên, các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức, các văn phòng luật sư, các cơ quan hành chính sự nghiệp… đều biết rằng ở Việt Nam đã có các công ty thám tử hoạt động cung cấp thông tin. Trên thực tế, hoạt động thám tử chịu nhiều rào cản như các quy định về xâm phạm bí mật đời tư, quyền công dân, bí mật kinh doanh … trong khi pháp luật lại chưa có hành lang an toàn cho hoạt động của họ.
P/V : Tôi nghe nói hình như ông còn chuẩn bị xuất bản cả sách về nghề thám tử?
Thám tử VDT : À, đúng. Cuốn sách mang tên “ Phía sau vành mũ thám tử” do NXB Quân đội nhân dân thực hiện.
P/V : Nếu tôi không nhầm thì đây là cuốn sách đầu tiên về nghề thám tử ở Việt Nam? Ông viết gì trong đó và muốn nhắn gửi tới điều gì?
Thám tử VDT : Chủ yếu tôi viết về những câu chuyện tác nghiệp của chính tôi và anh em trong công ty, những nghiệp vụ cơ bản của nghề thám tử cùng những khó khăn, thử thách mà anh em phải vượt quá để hoàn thành nhiệm vụ. Đọc cuốn sách này, tôi hy vọng độc giả sẽ hiểu hơn về nghề thám tử ở Việt Nam, không đơn giản chỉ là “ rình mò ăn tiền”, xía mũi vào chuyện bồ bịch của gia đình nào đó hoặc chỉ lẽo đẽo theo “ đít” mấy cậy ấm cô chiêu… Với tất cả tâm huyết của mình, tôi mong nghề thám tử được pháp luật công nhận và có một hành lang pháp lý cho thám tử hoạt động.
Thích tìm kiếm sự thật
P/V : Mọi người thường hình dung thám tử là những người thích khám phá, ưa mạo hiểm … nói chung là rất oách, nhưng có lẽ về bản chất cũng chỉ là “ rình mò ăn tiền”, điều gì khiến ông đam mê nó?
Thám tử VDT : Ở nhiều nước, thám tử được coi là một nghề chân chính. Nó tôn vinh sự thật, mục đích cuối cùng của nó là tìm kiếm sụ thật. Với tôi chỉ cần như vậy là đủ.
P/V : Tôi biết có nhiều thám tử “hai mang”, họ tìm hiểu ra sự thật nhưng lại dùng chính sự thật đó để tống tiền. Vậy thì sự thật cũng chỉ mang tính chất “ tương đối” thôi nhỉ?
Thám tử VDT : Nếu tôi nói vui thì … cái gì chả mang tính tương đối hả bạn?
Còn nghiêm túc mà nói…?
Tôi đang kinh doanh một dịch vụ vô cùng nhạy cảm. Bản thân tôi cho rằng hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp và chính tư cách ấy tác động trực tiếp tới sự thành bại của doanh nghiệp. Với tôi, đạo đức kinh doanh là số 1. Còn vô luân, vô đạo trong kinh doanh là những hành vi triệt tiêu niềm tin của khách hàng và chỉ có thể là loại ” đánh quả ” mang tính chụp giật chú không thể bền vững. Trong một môi trường kinh doanh khá “ nghẹt thở”, nhiều rào cản từ chính sách pháp luật, từ dư luận … Nhưng chúng tôi vẫn đúng vững đó thôi, không phải một mà là hơn mười năm rồi.
Điều ấy có nghĩa là chúng tôi tạo được niềm tin, uy tín của riêng mình.
P/V : Vâng. Tôi đang nghĩ có lẽ đôi khi việc “ xé rào” lại là cần thiết và ông đã chứng minh điều đó. Tôi chúc ông thành công và cảm ơn ông về buổi trò chuyện này.
Sưu tầm